Bệnh xương khớp như thoái hóa, thoát vị… không chỉ xuất hiện ở người già mà trong những năm gần đây đang có xu hướng gia tăng nhanh ở người trẻ. Việc tìm hiểu, nắm rõ bệnh lý qua dấu hiệu, nguyên nhân để từ đó có hướng điều trị là cách duy nhất để tránh biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt do bệnh gây ra. Hãy cùng Allium tìm hiểu bệnh xương khớp, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả qua bài viết dưới đây.
Bệnh xương khớp là gì? Các bệnh về cơ xương khớp thường gặp
Cơ thể con người gồm các loại khớp:
- Khớp động là các khớp ở tay, chân.
- Khớp bán động là khớp các đốt sống.
- Khớp bất động là khớp ở hộp sọ.
Trong đó khớp động và khớp bán động do nhiều yếu tố nên nhanh chóng bị suy yếu, bào mòn, hình thành các bệnh xương khớp.
Tổ chức Y tế thế giới WHO đã từng gọi giai đoạn 2012 – 2020 là “Thập niên xương và khớp” do số người mắc bệnh xương khớp ngày càng tăng cao. Điều đáng báo động là bệnh ngày càng trẻ hóa và gia tăng số người mắc tại Việt Nam. Trong đó các bệnh về xương khớp thường gặp phổ biến nhất như viêm khớp, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm…
– Viêm khớp: thường xuất hiện tại gối, cổ tay, ngón tay, háng… biểu hiện là tình trạng sưng đau.
– Thoái hóa khớp, cột sống: Xảy ra do sự bào mòn sụn khớp, đĩa đệm, lượng dịch nhày suy giảm khiến khớp bị đau, cứng, khô khớp và cột sống.
– Thoát vị đĩa đệm: Thường xảy ra ở vị trí đốt sống cổ và vùng cột sống thắt lưng, bệnh thường gây chèn ép, ảnh hưởng đến các dây thần kinh, dễ dẫn đến teo cơ, yếu liệt.
– Viêm khớp dạng thấp: Là bệnh tự miễn xảy ra ở nhiều khớp gây sưng, đau, cứng khớp. Bệnh thường mang tính chất đối xứng 2 bên có thể ảnh hưởng đến tim, phổi, mạch máu…
– Đau dây thần kinh tọa: Hiện tượng đau từ vùng thắt lưng kéo xuống đến bàn chân xảy ra khi dây thần kinh tọa bị tổn thương.
– Loãng xương: Là tình trạng xương bị giảm mật độ trở nên xốp, dễ giòn, gãy gây đau nhức toàn thân và dễ hình thành các bệnh lý xương khớp khác.

Nguyên nhân gây bệnh cơ xương khớp
Mỗi nền y học có cách nhìn nhận bệnh xương khớp hình thành do các nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:
Theo y học hiện đại: Các bệnh cơ xương khớp có thể hình thành do tuổi tác, thói quen sinh hoạt sai, lười vận động, chấn thương, béo phì… Những yếu tố này gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các khớp xương, mật động xương và dịch khớp khiến khớp suy yếu dễ hình thành bệnh.
Theo y học cổ truyền: Tất cả các bệnh về xương khớp đau nhức, viêm, tê mỏi, thoái hóa đều thuộc phạm vi chứng tý hình thành khi sức đề kháng cơ thể không đủ, tà khí xâm phạm đến kinh lạc ở cơ, khớp. Từ đó khiến sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn dần gây bệnh.
Triệu chứng bệnh xương khớp và biến chứng
Tùy vào căn bệnh xương khớp, vị trí mà mỗi người bệnh có dấu hiệu đau nhức khác nhau.

Bệnh cơ xương khớp không chỉ gây đau nhức, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến vận động, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
-Cứng khớp vào buổi sáng: Cứng khớp vào buổi sáng, sau khi thức dậy, thường kéo dài từ 5-15 phút, giảm dần khi bắt đầu các hoạt động trong ngày. Đi lại khó khăn
-Sưng nóng, đỏ các khớp bị tổn thương.
-Khớp phát ra tiếng lạo xạo khi di chuyển.
-Biến dạng khớp…
Theo bác sĩ Đỗ Minh Tuấn: “Các bệnh về cơ xương khớp tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để kéo dài, bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ khiến việc điều trị khó khăn đồng thời gây ra những hậu quả nghiêm trọng đe dọa sức khỏe người bệnh như: teo cơ biến dạng khớp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ảnh hưởng đến thận, nguy hiểm nhất là tàn phế, nằm liệt giường.”
Cách điều trị bệnh xương khớp hiện nay

Bệnh xương khớp cần được chữa trị càng sớm càng tốt với các phương pháp sau:
Chữa bệnh xương khớp tại nhà bằng thuốc dân gian
Lá lốt, ngải cứu rang muối, cây chìa vôi, xương rồng, hạt đu đủ… là các loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong dân gian để trị bệnh xương khớp. Theo truyền miệng có nhiều cách bào chế khác nhau như sắc nước uống, giã nát đắp, rang nóng để chườm hay ngâm rượu xoa bóp ngoài da. Những người bị đau mỏi xương khớp nhẹ có thể áp dụng các mẹo này tại nhà tuy nhiên hiệu quả không triệt để.
Thuốc tây y điều trị bệnh xương khớp
- Thuốc giảm đau: Paracetamol…
- Thuốc kháng viêm không steroid: Diclofenac, Celecoxib…
- Thuốc tiêm corticoid và acid hyaluronic…
- Thuốc giãn cơ: Coltramyl, Mydocalm,…
- Thuốc chống thấp khớp: Methotrexate…
Đây những nhóm thuốc thường được bác sĩ kê đơn trong điều trị bệnh xương khớp. Khi sử dụng mọi người cần cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Phẫu thuật trị bệnh xương khớp
Phẫu thuật là cách chữa bệnh hiện đại, cho tỉ lệ thành công đến 90%. Tuy nhiên chỉ trong một số trường hợp bắt buộc như: điều trị nội khoa không còn tác dụng; bị chèn ép dây thần kinh; nguy cơ biến dạng, teo cơ… bác sĩ mới chỉ định bệnh nhân xương khớp tiến hành phẫu thuật.
Chữa trị bệnh xương khớp bằng đông y
Theo BS.Đỗ Minh Tuấn, hướng điều trị của đông y tập trung vào việc loại bỏ tác nhân gây bệnh từ bên trong cơ thể đồng thời bồi bổ, tăng cường sức khỏe. Điểm mạnh của phương pháp này là sử dụng thảo dược lành tính, tác động vào căn nguyên nhờ đó mang lại hiệu quả lâu dài, an toàn với người sử dụng. Bệnh nhân xương khớp cấp tính hay mãn tính đều có thể dùng thuốc đông y để trị bệnh.
Bệnh nhân xương khớp nên ăn gì, kiêng gì?

Người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng, bài tập phù hợp nhằm hỗ trợ quá trình điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao:
- Nên ăn thực phẩm giàu canxi, rau xanh, hoa quả tươi hay các loại thực phẩm giàu omega-3…
- Tập yoga, đi bộ, bơi lội…là các môn thể thao giúp xương khớp dẻo dai.
- Chú ý tư thế đi đứng nằm ngồi
- Kiêng thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ quá ngọt hoặc quá mặn, các loại nước uống chứa cồn, ga…
Qua bài viết mà Allium chia sẻ trên mổng rằng bạn sẽ có thêm thông tin về bệnh xương khớp, cũng như hiểu rõ hơn về các triệu chứng và cách điều trị.
Hãy theo dõi Allium để biết thêm nhiều chia sẻ về xương khớp nhé.
>> Có thể bạn quan tâm:
Top 7 Căn Bệnh Xương Khớp Phổ Biến Ở Người Việt Nam